
Ngày 18-7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh đã chủ trì phiên họp thứ 5 Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Ở phòng trưng bày của Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (vĩ tuyến 17) có một tập giấy nhỏ để trong hộp kính, đó là tập văn bản về “Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”. Dòng cuối cùng của bản Hiệp định ghi: “Làm tại Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954, lúc 24 giờ, bằng tiếng Pháp và tiếng Việt Nam cả hai bản đều có giá trị như nhau”.

Trên cương vị là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt, lãnh đạo, chỉ đạo đối với lực lượng công an nhân dân. Những hình ảnh dưới đây được Bộ Công an cung cấp.

Làm việc cùng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng suốt từ những năm còn công tác ở Tạp chí Cộng sản cho đến khi đồng chí gánh vác trọng trách của Đảng, Nhà nước, GS-TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đã có chia sẻ về những cống hiến to lớn, quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đồng chí để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần hoạch định chủ trương, đường lối ở tầm chiến lược; xây dựng, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; đưa đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Theo Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Sandeep Arya, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại dấu ấn sâu sắc đối với sự tiến bộ và phát triển của Việt Nam trong vài thập kỷ qua. Tầm nhìn, trí tuệ, định hướng và sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công cuộc phát triển đất nước đã được vạch ra và thực hiện rất tốt.

Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một mất mát to lớn không thể bù đắp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, trong đó có TPHCM. Trong niềm đau thương vô hạn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM luôn vững tin dưới sự lãnh đạo của Đảng, tư tưởng, tâm nguyện của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành hiện thực để xây dựng đất nước Việt Nam và TPHCM hùng cường, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Là nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta, nhiều năm làm công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt, đã có nhiều đóng góp trên lĩnh vực tuyên giáo và báo chí.

Ngày 23-7, Hà Nội mưa nặng hạt suốt cả ngày nhưng tại làng Lại Đà, Nghĩa trang Mai Dịch và Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 phố Lê Thánh Tông) đã có rất đông người dân và lực lượng chức năng tham gia các phần việc. Tất cả đều nỗ lực cao nhất chuẩn bị cho Lễ tang và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được diễn ra trang trọng, đầm ấm và an toàn nhất.

“Ngày 13-7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn làm việc cho đến khi chúng tôi phải đặt ống thở máy cho bác. Giây phút biết không thể cứu bác, chúng tôi cảm thấy như sắp xa một người ruột thịt. Có người đã bật khóc...\